Đề cương ôn tập kì 1 năm 2017 lớp 9 môn Địa - THCS Trần Văn Đang

Cập nhật lúc: 10:26 02-12-2017 Mục tin: Đề cương ôn tập kì 1 lớp 9


Tham khảo đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lớp 9 trường THCS Trần Văn Đang, Tân Bình năm học 2017 - 2018, xem chi tiết dưới đây.

Đề cương ôn tập kì 1 lớp 9 môn Địa 2017 - THCS Trần Văn Đang

ÔN THI HKI ĐỊA 9

BÀI 11:   CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ 

                  PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I/ CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN :

-Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng à phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành

 ( dẫn chứng )

-Các tài nguyên có trữ lượng lớn à là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm

-Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng

II/ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI

1/ Dân cư và lao động :  Dân đông

-          Thị trường trong nước rộng à được chú trọng

-          Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa họa kĩ thuật à Phát triển nhiều ngành CN cần nhiều lao động , thu hút đầu tư nước ngoài

2/ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng :

-Trình độ công nghệ còn thấp , chưa đồng bộ .

- Phân bố chỉ tập trung ở một số vùng

-Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện .

3/ Chính sách phát triển công nghiệp :

 Chính sách công nghiệp gắn liền với kinh tế nhiều thành phần , đầu tư , đổi mới cơ chế quản lí kinh tế , đổi mới chính sách đối ngoại

4/ Thị trường : ngày càng mờ rộng

-          Sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập .

-           Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu

BÀI 12    SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I/CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

 * Ngành CN nước ta phát triển nhanh

 * CN có cơ cấu đa dạng

 * Các ngành CN trọng điểm chiếm tỉ trọng cao , phát triển dựa trên thế mạnh vế tài nguyên thiên nhiên , nguốn lao động sẳn có nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu …

  * Phân bố : tập trung ở một số vùng

 

II / CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM :

1/ Công nghiệp khai thác nhiên liệu :

-          Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh. Sản lượng :15-20triệu tấn

-          Khai thác dầu khí : chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam . Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sản lượng :hàng trăm triệu tấn

2/ Công nghiệp điện :

  • Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống . Gồm nhiệt điện và thủy điện
  • Các nhà máy thủy điện lớn : Hòa Bình , Yaly , Trị An …
  • Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mĩ thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu

4/ Công nghiệp chế biến lương thực ,thực phẩm

  • Chiếm tỉ trọng cao nhất , gồm 3 ngành :

               + Chế biến sản phẩm trồng trọt

               + Chế biến sản phẩm chăn nuôi

               +  Chế biến thủy sản .

  • Phân bố rộng khắp cả nước

5/ Công nghiệp dệt may

-          Là ngành truyền thống ở nước ta , dựa trên thế mạnh lao động rẻ

-          Trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là TpHCM , Hà Nội , Đà Nẳng , Nam Định

III/ CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN

Hai khu vực tập trung CN lớn nhất cả nước là Đông Nam bộ , đồng bằng sông Hồng

Hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là TpHCM , Hà nội

BÀI 15:  THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I/ THƯƠNG MẠI

1/ Nội thương : :

+ Nội thương phát triển mạnh với mạng lưới hàng hóa đa dạng và phong phú khắp các địa phương

+ Phát triển không đều giữa các vùng (vùng kinh tế phát triển nhất ĐNB, ĐBSH,ĐBSCL)

+ Hà Nội , tpHCM là 2 trung tâm thương mại lớn nhất nước ta

2/ Ngoại thương :

- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta

- Hàng xuất khẩu :

  • Hàng nông – lâm -thủy sản : gạo ,cà phê , trà , thủy sản đông lạnh , gỗ
  • Hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp : dệt may ,hàng mây tre …
  • Khoáng sản : than đá , dầu thô ….

- Hàng nhập khẩu : máy móc thiết bị , nguyên nhiện liệu , một số hàng tiêu dùng

- Hiện nay , nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương ( Nhật , Hàn quốc , Trung quốc , Otxtralia , Đài Loan , Asean ) , châu Âu , Bắc Mĩ …

II/ DU LỊCH

Vai trò: Thu nhập cao,giao lưu các nước…

+ Tiềm năng du lịch phong phú , gồm tài nguyên du lịch tự nhiên , và tài nguyên du lịch nhân văn

+ Các di sản văn hóa thế giới : * TNDL tự nhiên : Vịnh Hạ Long , động Phong Nha …

  *  TNDL nhân văn : Phố cổ Hội An , Thánh địa Mĩ Sơn ,

văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên , nhã nhạc cung đình Huế …

BÀI 20 , 21        VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LẢNH THỔ :

-Diện tích : 14.860km2

-Giới hạn : Là châu thổ lớn thứ hai của cả nước

-Giáp : trung du , miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung bộ , Vịnh Bắc Bộ

-Ý nghĩa : Thuận lợi giao lưu kinh tế -xã hội với các vùng trong nước và thế giới

II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

-Địa hình:ĐB, khá bằng phẳng,đất phù sa

-Khí hậu :NĐ gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh

-Sông Hồng, Thái Bình

-Tài nguyên:than nâu,sét,cao lanh…

-Thế mạnh kinh tế: thâm canh lúa,rau quả ôn đới,du lịch,thủy sản…

III/ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI

+Dân số : là vùng đông dân

+Mật độ dân số : 1179 ng/ km2  ( năm 2002 ) cao nhất nước

+Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp : 1.1%

+ Nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn

+ Có trình độ thâm canh lúa nước

+Nhiều lao động có kĩ thuật

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước

+ Một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội , Hải Phòng

3/ Khó khăn :

   *  Bị sức ép dân số đông ( thất nghiệp , thu nhập thấp , tỉ lệ dân thành thị thấp )

*  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

IV/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1/ Công nghiệp :

  • Được hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH , HĐH
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnhchiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước
  • Tập trung ở các thành phố : Hà Nội , Hải Phòng
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm : CN chế biến lương thực thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng , sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí .
  • Các sảm phẩm quan trọng : máy công cụ , động cơ điện , phương tiện giao thông , thiết bị điện tử , hàng tiêu dùng .

2/  Nông nghiệp :

+Trồng trọt :

-          Diện tích và sản lượng lương thực đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long

-          Năng suất lúa đứng đầu cả nước

-           Cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn ( như cây ngô đông , khoai tây , su hào , cà chua …) . Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính

 +Chăn nuôi : Lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất nước , bò sữa , gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển

    

3/ Dịch vụ :

  • Giao thông vận tải , Bưu chính viễn thông , du lịch là ngành phát triển mạnh
  • Hà Nội , Hải Phòng là đầu mối giao thông , trung tâm thông tin tư vấn , chuyển giao công nghệ , tài chính , ngân hàng lớn nhất
  • Ngành du lịch phát triển với nhiều địa danh du lịch hấp dẫn như Chùa Hương , Tam cốc – Bích Động , Cúc Phương , Đồ Sơn …

V/ CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

+ Hai thành phố trung tâm kinh tế lớn : Hà Nội , Hải Phòng

+  Tam giác kinh tế : HN – HP – Quảng Ninh

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ :  HN , HP , Hưng Yên , Hải Dương , Quảng Ninh ,  Bắc Ninh , Vĩnh Phúc .

=> TẢI ĐỀ CƯƠNG TẠI ĐÂY

Theo TTHN

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!